Phương pháp mới tái chế chất thải bê tông
Một nhóm các nhà khoa học Viện Khoa học Công nghiệp ĐH Tokyo vừa phát minh một phương pháp mới tái chế bê tông thân thiện với môi trường.
Kỹ thuật mới này nhằm giúp quản lý số lượng mảnh vụn ngày càng tăng từ các công trường xây dựng và tòa nhà phá dỡ.
Thông thường các mảnh vụn bê tông được chuyển đổi trở lại thành xi măng trong một quá trình tốn nhiều năng lượng liên quan đến việc đốt đá vôi ở nhiệt độ 1.500oC. Quy trình mới được nhóm nghiên cứu ĐH Tokyo nghĩ ra là trộn các mảnh vụn bê tông nghiền với nước và bột gỗ. Hỗn hợp này sau đó được làm nóng đến 160oC trong một buồng với áp suất tương đương với 5 lần tầng khí quyển.
Hợp chất thu được có cường độ uốn cao hơn bê tông thông thường, nhờ bổ sung lignin- một loại polymer có nguồn gốc thực vật giúp củng cố thành tế bào trong gỗ, tảo và các loại thực vật khác.
Điều này có thể giúp giảm lượng khí carbon dioxide và tái sử dụng các vật liệu và cây xây dựng bằng gỗ- Yuya Sakai- nhà nghiên cứu chính cho biết.
Tuy nhiên, hỗn hợp mới có cường độ uốn cao hơn bê tông thông thường, nhóm nghiên cứu cho biết độ bền lâu dài của nó có thể thấp hơn. Họ khuyến nghị nó được sử dụng cho các cơ sở tạm thời hoặc được sử dụng trong lắp đặt không cho phép ăn mòn trực tiếp cao.
Nhóm nghiên cứu hy vọng khám phá của họ có thể giúp Nhật Bản xử lý 33 triệu tấn chất thải bê tông mới tại nước này mỗi năm. Toàn cầu, hơn 1,3 tỷ tấn chất thải xây dựng được tạo ra mỗi năm và theo một báo cáo từ Nghiên cứu thị trường minh bạch, sẽ tăng lên 2,2 tỷ tấn vào năm 2025.
Thông thường các mảnh vụn bê tông được chuyển đổi trở lại thành xi măng trong một quá trình tốn nhiều năng lượng liên quan đến việc đốt đá vôi ở nhiệt độ 1.500oC. Quy trình mới được nhóm nghiên cứu ĐH Tokyo nghĩ ra là trộn các mảnh vụn bê tông nghiền với nước và bột gỗ. Hỗn hợp này sau đó được làm nóng đến 160oC trong một buồng với áp suất tương đương với 5 lần tầng khí quyển.
Hợp chất thu được có cường độ uốn cao hơn bê tông thông thường, nhờ bổ sung lignin- một loại polymer có nguồn gốc thực vật giúp củng cố thành tế bào trong gỗ, tảo và các loại thực vật khác.
Điều này có thể giúp giảm lượng khí carbon dioxide và tái sử dụng các vật liệu và cây xây dựng bằng gỗ- Yuya Sakai- nhà nghiên cứu chính cho biết.
Tuy nhiên, hỗn hợp mới có cường độ uốn cao hơn bê tông thông thường, nhóm nghiên cứu cho biết độ bền lâu dài của nó có thể thấp hơn. Họ khuyến nghị nó được sử dụng cho các cơ sở tạm thời hoặc được sử dụng trong lắp đặt không cho phép ăn mòn trực tiếp cao.
Nhóm nghiên cứu hy vọng khám phá của họ có thể giúp Nhật Bản xử lý 33 triệu tấn chất thải bê tông mới tại nước này mỗi năm. Toàn cầu, hơn 1,3 tỷ tấn chất thải xây dựng được tạo ra mỗi năm và theo một báo cáo từ Nghiên cứu thị trường minh bạch, sẽ tăng lên 2,2 tỷ tấn vào năm 2025.
Những tin cũ hơn